Tất tần tật về các thông tin liên quan đến vay thế chấp sổ đỏ từ ngân hàng bạn đã biết hết chưa? Và ngân hàng nào cho vay thế chấp bằng sổ đỏ hiện đang có lãi suất thấp nhất? Cùng tìm hiểu nhé!
1. Vay thế chấp sổ đỏ là gì?
Đầu tiên, bạn cần hiểu rõ vay thế chấp là gì và sự khác nhau giữa vay thế chấp và vay cần cố tài sản. Vay thế chấp tài sản là phương thức vay mà người vay sẽ dùng tài sản hiện đang thuộc sở hữu của mình để làm tài sản đảm bảo đối với bên cho vay, và không chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp. Nghĩa là tài sản của bạn thì bạn vẫn giữ, hoặc bạn có thể chuyển giao cho bên thứ 3 để giữ tài sản này (Tham khảo Điều 342, Bộ luật dân sự 2005).
Vay thế chấp tài sản là phương thức vay mà người vay sẽ dùng tài sản hiện đang thuộc sở hữu của mình để làm tài sản đảm bảo đối với bên cho vay, và không chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp.
Như vậy, sự khác nhau của 2 loại vay này nằm ở chỗ bên nào sẽ là bên cầm giữ tài sản. Đối với cầm cố tài sản, bên vay cần phải chuyển giao tài sản đó cho bên cho vay giữ, không được sử dụng tài sản của mình nữa. Còn đối với vay thế chấp thì người vay vẫn tiếp tục sử dụng tài sản của mình như chưa hề có chuyện gì xảy ra.
Vậy vay thế chấp sổ đỏ là như thế nào? Đây là một hình thức vay mà sổ đỏ (hoặc giấy tờ nhà đất) chính là tài sản. Bạn mang đi vay thế chấp để lấy tiền và đương nhiên, bạn vẫn sinh sống trên mảnh đất đó của mình.
Bất động sản hot: bán nhà quận 8
2. Điều kiện để được vay thế chấp sổ đỏ
Đầu tiên, bạn phải là công dân Việt Nam hợp pháp, trường hợp bạn là Việt Kiều nhưng vẫn mang quốc tịch Việt Nam.
Thứ hai, nếu bạn là người đứng ra vay tiền tại ngân hàng thì bạn phải đủ 18 tuổi trở lên nhưng không được phép quá 60 tuổi.
Thứ 3, bạn phải có hộ khẩu hoặc có giấy phép đăng ký tạm trú dài hạn tại địa điểm vay.
Như vậy, sự khác nhau của 2 loại vay này nằm ở chỗ bên nào sẽ là bên cầm giữ tài sản. Đối với cầm cố tài sản, bên vay cần phải chuyển giao tài sản đó cho bên cho vay giữ, không được sử dụng tài sản của mình nữa. Còn đối với vay thế chấp thì người vay vẫn tiếp tục sử dụng tài sản của mình như chưa hề có chuyện gì xảy ra.
Thứ 4, bạn cần phải chứng minh tài chính khiến ngân hàng tin tưởng bạn có đủ khả năng trả được nợ. Do vậy, sao kê bảng lương trong 3-4 tháng gần nhất đang được coi là cách thức chuẩn để chứng minh bạn có thu nhập ổn định, đảm bảo trả được hết nợ đấy.
Thứ 5, bạn phải có điểm tín dụng tốt, hoặc chưa từng có nợ xấu tại các ngân hàng. Điều này khá quan trọng nếu bạn không muốn ngân hàng làm khó bạn trong quá trình làm thủ tục nhé.
Cuối cùng, đừng quên điều quan trọng nhất là sổ đỏ phải thuộc quyền sở hữu của bạn, là tài sản của bạn, phải đứng tên bạn hoặc được bảo lãnh của một bên thứ 3.
3. Thủ tục để được vay thế chấp sổ đỏ
Để có thể vay thế chấp bằng sổ đỏ hoặc bằng các tài sản tương đương khác, bạn cần chuẩn bị 3 loại giấy tờ chính như sau:
Giấy tờ chứng minh chủ sở hữu tài sản
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (nếu bạn là người vay).
Giấy bảo lãnh quyền cầm cố tài sản (nếu bạn được bảo lãnh bởi bên thứ 3).
Giấy tờ tài chính
Thu nhập từ lương: Bản sao kê bảng lương trong 3 tháng gần nhất được xác nhận bởi cơ quan có thẩm quyền tại công ty hiện tại, hợp đồng lao động, hợp đồng bảo hiểm.
Thu nhập từ kinh doanh: giấy phép kinh doanh, hóa đơn đầu ra/đầu vào, các giấy tờ liên quan khác.
Các giấy tờ pháp lý liên quan
CMND/Căn cước công dân
Hộ khẩu thường trú hoặc giấy đăng kí tạm trú dài hạn.
Giấy xác định tình trạng hôn nhân/độc thân.
Các giấy tờ liên quan đến bảo lãnh hợp pháp bởi bên thứ 3 (nếu có).
4. Hạn mức tối đa để được vay thế chấp sổ đỏ để vay tiền cá nhân
Điều này cũng khó xác định vì với mỗi ngân hàng đều có hạn mức cho vay thế chấp khác nhau và còn tùy thuộc vào tài sản mà bạn mang ra thế chấp. Thông thường, các ngân hàng sẽ cho vay vào khoảng 70%-80% giá trị của tài sản được mang ra thế chấp. Ví dụ cụ thể đối với ngân hàng Techcombank, nếu bạn vay vốn dùng để mua ô tô thì hạn mức vay có thể lên tới 80% giá trị của sổ đỏ trong thời gian 6 năm.
Có thể bạn quan tâm:
Bí quyết chọn nội thất sang trọng khi xây nhà ống 2 tầng 1 tỷ
3+ mẫu thiết kế nhà ống 2 tầng 500 triệu mà bạn không thể bỏ qua