Trang chủĐời sốngTiêu chuẩn đóng cừ tràm chính xác

Tiêu chuẩn đóng cừ tràm chính xác

Việc sử dụng cọc cừ tràm thay cho cọc bê tông hay sắt thép trong ngành xây dựng là hết sức phổ biến đối với các công trình vừa và nhỏ. Tuy nhiên việc đóng cừ tràm đòi hỏi những tiêu chuẩn nhất định thì mới đạt được hiệu quả cao. Bài viết này sẽ đưa ra một số tiêu chuẩn khi đóng cừ tràm trong xây dựng:

Đóng cừ tràm trong xây dựng

Cừ tràm không còn là vật liệu xây dựng xa lạ trong các công trình xây dựng nữa. Cừ tràm là loại cây lấy gỗ được sử dụng một cách phổ biến trong ngành xây dựng cũng giống như các loại cây khác như bạch đàn, tre, dừa…. Tuy nhiên cừ tràm lại có độ cứng và chắc bền hơn các loại cây lấy gỗ khác. Do đó cừ tràm được áp dụng rất nhiều trong xây dựng đặc biệt là ở miền Nam nước ta.

Cừ tràm dùng để gia cố nền móng, làm chắc nền đất, tăng độ chịu lực nén của nên đất. Thích hợp sử dụng ở những nơi có vùng đất hơi trũng, có độ lún để thay thế cho cọc bê tông hay sắt thép, tiết kiệm chi phí cho người sử dụng.

Tiêu chuẩn khi chọn lựa cây cừ tràm

Như chúng ta đã biết, cừ tràm thường được sử dụng để gia cố nền móng. Mà để có một công trình xây dựng thành công thì nền móng góp phần hết sức quan trọng đối với sự vững chắc của ngôi nhà. Do đó việc chọn lựa cừ tràm đem vào sử dụng hết sức quan trọng.

Cừ tràm thường có chiều dài khoảng từ 4-5m tùy thuộc vào loại cừ tràm cũng như độ tuổi của cây. Thông thường người sử dụng sẽ lựa chọn cây dài 4m để sử dụng cho công trình vừa và nhỏ của mình.

Là loại cây trồng lấy gỗ được thu hoạch khá nhanh so với các loại cây lấy gỗ khác. Cừ tràm thường được thu hoạch và đem vào sử dụng sau 5-6 năm trồng. Khi đó đường kính gốc của chúng sẽ vào khoảng 6-12 cm và đường kính ngọn sẽ khoảng từ 3-5cm.

Khi chọn lựa cừ tràm để sử dụng chúng ta nên lựa chọn những cây tương đối thẳng, không nên quá cong bởi nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của nền móng.

Không nên chọn lựa cừ tràm quá tươi hay quá già đã bong tróc hết lớp vỏ sừng bên ngoài. Như vậy tính hiệu quả mà nó đem lại sẽ không còn cao nữa.

Tiêu chuẩn đóng cừ tràm

Thi công cừ đóng cừ tràm là quy trình thi công đóng cọc cừ tràm sâu xuống nền đất móng của công trình xây dựng theo chiều thẳng đứng, phần ngọn cừ tràm là đầu được cắm xuống đất với mật độ ép cọc được tính trên diện tích 1m2. Đây là tiêu chuẩn đóng cừ tràm cơ bản trong quá trình gia cố nền móng, tăng sức chịu tải hay độ nén của nền móng.

Lưu ý khi đóng cừ tràm

Cừ tràm được sử dụng cách đây rất lâu khi chưa có các cọc bê tông hay sắt thép. Do đó có thể nhận thấy được tính hiệu quả mà nó đem lại. Tuy nhiên cũng có một số trường hợp công trình không đảm bảo và dẫn đến sụt lún theo thời gian.

Thông thường sau khi đóng cừ tràm người ta sẽ đổ một lớp cát dày lên để làm cho nền móng vững chắc hơn. Tuy nhiên đây cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến cho công trình giảm chất lượng.

Bởi theo thời gian số cát đó cũng có thể lún xuống không đồng đều do mực nước hay độ ẩm ở những vùng trũng. Do đó thay vì đổ lớp cát làm nền người dùng nên đổ lớp bê tông để đtạ hiệu quả cao nhất.

Cọc cừ tràm là vật liệu bằng gỗ do đó khi thực hiện đóng cừ tràm người sử dụng phải hết sức chú ý vì có thể lực tác dụng mạnh sẽ làm giảm đi chất lượng của cừ tràm.

Các phương pháp thi công cừ tràm

Thi công cừ tràm có 2 cách chính đó là thi công thủ công và thi công bằng máy. Trước đây đa số là người ta sử dụng phương pháp thi công bằng tay nhưng ngày nay thi công bằng máy đem lại hiệu quả cao hơn rất nhiều

Thi công bằng máy sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian hơn so với thủ pháp thi công thủ công trước đây và độ chính xác sẽ cao hơn rất nhiều. Đảm bảo được tính hiệu quả cho công trình.

Liên hệ:

  • Địa chỉ: 14/3 Đường số 7, Khu phố 1, Phường Hiệp Bình Chánh, Quận Thủ Đức , TPHCM
  • Hotline0961735081

Xem thêm:

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Nên đọc